Loading...
Skip to main content
Quyết định 625/QĐ-CA

Số ký hiệu:625/QĐ-CA

Hiệu lực:Đang có hiệu lực

Ngày có hiệu lực:15/09/2016

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Số: 625/QĐ-CA

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 06 tháng 9 năm 2016

QUYT ĐỊNH

Ban hành Quy chế giải quyết đơn đề nghị, kiến nghị, thông báo đối vi
bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục

giám đốc thẩm, tái thẩm tại Tòa án nhân dân

CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cử Bộ luật tổ tụng hình sự sổ 101/2015/QH13;

Căn cứ Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13;

Căn cứ Luật tổ tụng hành chính số 93/2015/QH13;

Căn cử Luật tổ chức Tòa án nhân dân sổ 62/2014/QH13;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giám đốc kiểm tra L, II, III.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế giải quyết đơn đề nghị, kiến nghị, thông báo đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm tại Tòa án nhân dân.

Điêu 2. Quyêt định này có hiệu lực thi hành kê từ ngày ký.

Điều 3. Tòa án quân sự Trung ương, Tòa án nhân dân cấp cao; Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:

- Như Điều 3 (để thực hiện);

- Các thành viên HĐTP TANDTC;

- Các đơn vị thuộc TANDTC;

- Các Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự;

- Lưu: VT (VP, Vụ PC&QLKH).

 

CHÁNH ÁN

Nguyễn Hòa Bình

QUY CHẾ

GIẢI QUYẾT ĐƠN ĐỀ NGHỊ, KIẾN NGHỊ, THÔNG BÁO ĐỐI VỚI BẢN ÁN, QUYẾT
ĐỊNH CỦA TÒA ÁN ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC
THẨM, TÁI THẨM TÒA ÁN NHÂN DÂN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 625/QĐ-CA ngày 06 tháng 9 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy chế này quy định về trình tự, thủ tục và phân công trách nhiệm trong việc giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm của đương sự; thông báo, kiến nghị của cơ quan, tố chức, cá nhân khác đề nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thấm, tái thấm (sau đây gọi chung là văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm) đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật tại Tòa án nhân dân theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự và Luật tố tụng hành chính.

2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ủy quyền cho Chánh án Tòa án quân sự Trung ương quy định việc giải quyết văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đổi với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự các cấp trên cơ sở quy định của pháp luật.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự.

2. Người có nhiệm vụ trong giải quyêt văn bản đê nghị giám đôc thâm, tái thẩm thẹo quy định của Quy chế này.

Điều 3. Nguyên tắc giải quyết

1. Giải quyết kịp thời, trong thời hạn luật định các văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm;

2. Đảm bảo việc giải quyết khách quan, đúng quy định của pháp luật các đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Điều 4. Thẩm quyền giải quyết văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm

1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết các văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các trường hợp sau:

a) Đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương;

b) Đ nghị xem xét lại văn bản trả lời không có căn cứ kháng nghị của Tòa án nhân dân cấp cao;

c) Đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện khi thấy cần thiết (có kiến nghị, tố cáo vượt cấp, kéo dài, đông người...).

2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao giải quyết văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện theo thẩm quyền lãnh thổ; trừ các trường họp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ủy quyền cho Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao ủy quyền cho Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Thấm phán Tòa án nhân dân cấp cao giải quyết văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

4. Chánh án Tòa án quân sự Trung ương có thẩm quyền giải quyết văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.

Chương II

NHẬN, XỬ LÝ, THỤ LÝ VĂN BẢN
ĐỀ NGHỊ GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM

Điều 5. Nhận văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm

1. Các đơn vị, cá nhân trong hệ thống Tòa án nhân dân khi nhận được văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm thì trong thời hạn 03 ngày làm việc phải chuyển cho Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao hoặc các Văn phòng Tòa án nhân dân cấp cao theo thẩm quyền để xử lý bước đầu.

2. Hình thức nhận văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm

a) Nhận văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm theo đường dịch vụ bưu chinh;

b) Nhận văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trực tiếp tại Tòa án;

c) Trường họp cá nhân đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trình bày tại Phòng tiếp công dân của Tòa án thì cán bộ tiếp công dân phải lập biên bản ghi ý kiến. Biên bản phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người trình bày và có giá trị như văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

3. Vụ Công tác phía Nam có trách nhiệm bố trí bộ phận tiếp dân tại trụ sở làm việc để tiếp công dân, nhận và xử lý các đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm do tổ chức, cá nhân chuyển đến và chuyển cho Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao hoặc các Văn phòng Tòa án nhân dân cấp cao theo thẩm quyền để xử lý bước đầu.

Điều 6. Xử lý bước đầu văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm

1. Trách nhiệm xử lý bước đầu

a) Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm xử lý bước đầu các văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm thuộc thẩm quyền giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy chế này.

b) Các Văn phòng Tòa án nhân dân cấp cao có trách nhiệm xử lý bước đầu các văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm thuộc thẩm quyền giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao theo lãnh thổ được quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế này.

2. Quy trình xử lý bước đầu

Khi nhận được được văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao và các Văn phòng Tòa án nhân dân cấp cao tiến hành kiểm tra về thủ tục và xử lý như sau:

a) Neu văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đúng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; Điều 328, Điều 353 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015; Điều 257, Điều 282 Luật tố tụng hành chính năm 2015 thì chuyển đến các Vụ giám đốc kiểm tra của Tòa án nhân dân tối cao hoặc các Phòng giám đốc kiểm tra của Tòa án nhân dân cấp cao để giải quyết; cụ thể:

- Chuyển các văn bản đề nghị giám đốc thẩm, -tái thẩm đối với bản án, quyết định về hình sự đến Vụ giám đốc kiểm tra I (đối với Tòa án nhân dân tối cao) và Phòng giám đốc kiểm tra I (đối với Tòa án nhân dân cấp cao);

- Chuyển các văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định về dân sự và kinh doanh, thương mại đến Vụ giám đốc kiểm tra II (đối với Tòa án nhân dân tối cao) và Phòng giám đốc kiểm tra II (đối với Tòa án nhân dân cấp cao);

- Chuyển các văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm về hành chính, lao động, hôn nhân gia đình và người chưa thành niên đến Vụ giám đốc kiểm tra III (đối với Tòa án nhân dân tối cao) và Phòng giám đốc kiểm tra III (đối với Tòa án nhân dân cấp cao). Nếu Tòa án nhân dân cấp cao không thành lập Phòng giám đốc kiểm tra III thì chuyển văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm về hành chính cho

Phòng giám đốc kiểm tra I và chuyển văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm về lao động, hôn nhân gia đình và người chưa thành niên cho Phòng giám đốc kiểm tra II.

b) Nếu văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm không đúng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; Điều 328, Điều 353 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015; Điều 257, Điều 282 Luật tố tụng hành chính năm 2015 thì yêu cầu người gửi văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 01 tháng.

- Nếu người gửi văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm sửa đổi, bổ sung đúng quy định thì xử lý theo quy định tại điểm a khoản này.

- Nếu hết thời hạn 01 tháng mà người gửi văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm không sửa đổi, bổ sung hoặc sửa đổi, bổ sung không đúng quy định thì Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao, Văn phòng Tòa án nhân dân cấp cao ra thông

báo trả lại văn bản đề nghị và tài liệu kèm theo (nếu có).

c) Nếu vụ việc đã hết thời hạn xem xét giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của pháp luật mà không có tài liệu chứng minh là do nguyên nhân khách quan thì ra thông báo trả lại văn bản đề nghị và tài liệu kèm theo (nếu có); Trường hợp có tài liệu chứng minh do trở ngại khách quan thì giải quyết theo quy định tại điểm a khoản này.

5. Thông báo nhận và chuyển văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm

a) Sau khi nhận văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao và các Văn phòng Tòa án nhân dân cấp cao phải ghi ngày, tháng, năm nhận vào góc trái phía trên của văn bản đề nghị; ghi vào sổ nhận văn bản đề nghị.

b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao và các Văn phòng Tòa án nhân dân cấp cao phải ban hành một trong các thông báo sau: (1) thông báo đề nghị bổ sung thủ tục (nếu thiếu thủ tục), (2) trả lại văn bản đề nghị và tài liệu kèm theo (nếu vụ việc đã hết thời hạn kháng nghị mà không có căn cứ là do nguyên nhân khách quan), (3) thông báo đã nhận văn bản đề nghị và chuyển đơn vị chức năng xem xét, giải quyết (nếu đủ thủ tục).

Điều 7. Thụ lý văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm

1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm do Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao hoặc các Văn phòng Tòa án nhân dân cấp cao chuyển đến, Vụ trưởng Vụ giám đốc kiểm tra Tòa

a) Vào sổ thụ lý đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm;

b) Phân công Thẩm tra viên nghiên cứu hồ sơ vụ việc theo nguyên tắc ngẫu nhiên, khách quan.

2. Đối với những vụ việc mà thời hạn kháng nghị còn ít hơn 03 ngày thì Vụ trưởng Vụ giám đốc kiểm tra Tòa án nhân dân tối cao, Trưởng phòng Phòng giám đốc kiểm tra của Tòa án nhân dân cấp cao phải chỉ đạo thụ lý và phân công Thẩm tra viên nghiên cứu, giải quyết ngay trong ngày để đảm bảo quyền lợi cho cơ quan, tổ chức, các nhân gửi đơn.

Điều 8. Chuyển hồ SO’ vụ việc để giải quyết đề nghị giám đốc thẩm, tái

thẩm

1. Các Vụ giám đốc kiểm tra của Tòa án nhân dân tối cao, các Phòng giám đốc kiểm tra của Tòa án nhân dân cấp cao yêu cầu Tòa án đang quản lý hồ sơ vụ việc chuyển hồ sơ để giải quyết theo thẩm quyền.

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu chuyển hồ sơ, Toà án đang quản lý hồ sơ vụ việc phải chuyển hồ sơ đến đơn vị đã có văn bản yêu cầu.

2. Trường hợp Toà án, Viện kiểm sát cùng có yêu cầu chuyển hồ sơ vụ việc thì Tòa án đang quản lý hồ sơ phải chuyển hồ sơ đến cơ quan có yêu cầu trước và thông báo đến cơ quan có yêu cầu sau.

3. Trường hợp một vụ việc mà Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao cùng có yêu cầu chuyển hồ sơ thì Tòa án đang quản lý hồ sơ phải chuyển hồ sơ cho Tòa án nhân dân tối cao và thông báo cho Tòa án nhân dân cấp cao biết.

Chương III

ỦY QUYỀN THỰC HIỆN VIỆC GIẢI QUYẾT
VẢN BẢN ĐÈ NGHỊ GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM

Điều 9. Nhiêm vu của Phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao

1. Chánh án ủy quyền cho Phó Chánh án giúp Chánh án giải quyết văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm theo từng lĩnh vực chuyên môn (sau đây gọi là Phó Chánh án phụ trách).

2. Phó Chánh án phụ trách có nhiệm vụ sau đây:

a) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc Vụ giám đốc kiểm tra, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Phòng giám đốc kiểm tra, Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thực hiện nhiệm vụ giải quyết văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm theo lĩnh vực được phân công;

b) Nghiên cứu tiểu hồ sơ hoặc hồ sơ vụ việc (nếu thấy cần thiết);

c) Yêu cầu xác minh, thu thập chúng cứ theo quy định của pháp luật tố tụng;

d) Xem xét và có ý kiến giải quyết vụ việc;

đ) Tổ chức và chủ trì phiên họp của Tổ thẩm phán xem xét, giải quyết văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm;

e) Quyết định v